Căn Hộ AnCruising Nha Trang

Khu Đô Thị Ân Phú

Căn hộ The Light Phú Yên

TnR Star Đăk Đoa

Tiền trong dân còn nhiều bất động sản đang chờ cú bật

Theo các chuyên gia, tiền trong dân hiện nay còn rất nhiều, chỉ đi từ túi người này sang túi người khác. Thời gian tới sẽ có một lượng lớn tiền chốt lời từ chứng khoán đổ vào bất động sản.

Dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát tại hầu hết các địa phương, việc giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng dần trở lại trạng thái bình thường mới. Kéo theo đó, thị trường bất động sản cũng ghi nhận những phản ứng tích cực hơn.

Nhận định về triển vọng từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường vẫn sẽ gặp khó khăn và không có nhiều chuyển biến đáng chú ý.

Tại hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản sau dịch COVID-19” do Báo Tiền phong tổ chức mới đây, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, dịch COVID-19 đã tác động rất lớn với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đợt dịch thứ 4.

Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,17% trong quý III/2021. Sự “đóng băng” của nền kinh tế và sụt giảm tăng trưởng diễn ra ở tất cả ngành nghề và bất động sản không là ngoại lệ.

Tuy nhiên, ông Ánh cho rằng, Nghị quyết 128 của Chính phủ là một sự thay đổi mang tầm chiến lược, sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản dần hồi phục và dần trỗi dậy. Theo dự báo, tác động tiêu cực của dịch bệnh với thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục trong quý cuối năm 2021 và kéo sang năm 2022 và nửa đầu năm 2023.

Nhận định về thị trường bất động sản thời gian tới, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, dù nền kinh tế đi có lên hay đi xuống, lượng tiền vẫn thế, thậm chí sẽ còn tăng lên.

“Tiền còn rất nhiều, chỉ đi từ túi người này sang túi người khác. Với diễn biến của thị trường chứng khoán và bất động sản thời gian qua, câu nói tiền trong dân còn rất nhiều là chính xác.

Chứng khoán vẫn tăng, lên nhiều ở nhiều nhóm và đi vào các doanh nghiệp làm ăn tốt. Về nguyên lý, tiền phải có chỗ đi, dịch chuyển đâu đó. Bất động sản cũng vậy, đây là kênh mà tiền sẽ đi vào khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Dòng tiền chốt lời từ chứng khoán thời gian tới đây sẽ được đổ sang bất động sản. Đó cũng là vấn đề cần quan tâm trong năm tới”, vị này nói.

Liên quan đến nợ xấu, theo TS. Vũ Đình Ánh, các ngân hàng thời gian vừa qua cho vay rất tốt, trong đó cho vay bất động sản, chứng khoán với tốc độ tăng rất mạnh. Số liệu cho vay margin của các công ty chứng khoán tăng rất tốt. Khi thị trường bất động sản phục hồi không tốt trong năm năm 2022 sẽ làm nợ xấu tăng lên.

Tuy nhiên, các yếu tố về mặt kinh tế sẽ khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn trong năm 2022. Điều này phụ thuộc chính sách vĩ mô và cách hành xử phương án kinh doanh bất động sản.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho biết, theo quan sát, lượng người có tiền vẫn còn nhiều, họ vẫn đi tìm bất động sản phù hợp. Những người mới đầu tư, hay sợ lỡ mất cơ hội, họ vẫn tin tưởng vào tương lai nên vẫn xuống tiền mua.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi, qua nghiên cứu trên 1.500 khách hàng giao dịch gần đây cho thấy, có 62% mua để đầu tư, 15% đang phân vân, còn lại là mua để ở.

“Nhóm ở hay đầu tư đang phân vân là vấn đề mới xuất hiện. Trong nhóm khách hàng mua để ở, có đến 51% người có kế hoạch ở ngay, 49% người muốn thử nghiệm ở trước vài ngày trong tuần sau những ngày ở thành phố làm việc”, vị này cho biết.

Ông Quyền cũng đưa ra dự báo, thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021 sẽ tăng trưởng trở lại với mức tăng khoảng 5 – 10%.

Bước qua năm 2022, thị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức tăng khoảng 10 – 15% khi nhiều khách hàng sẽ chốt chứng khoán và có thể đổ tiền vào bất động sản. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dừng lại nhưng nhà đầu tư lâu năm sẽ tích cực săn hàng.

Và sau khi tăng trưởng mạnh thì thời điểm giữa năm đến cuối năm 2022, mức tăng trưởng sẽ giảm xuống còn khoảng 5%. Đây là giai đoạn quyết định sự ấm lên của thị trường.

Theo Vietnambiz.vn

TIN LIÊN QUAN

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HOTLINE: 090.1919.789