Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc nhờ “cá mập ngoại” sau dịch
Nhiều chuyên gia cho biết, không ít “cá mập ngoại” đến từ Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… đang sốt ruột chờ hết giãn cách để đẩy một lượng tiền lớn vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam – điểm đến mới của Đông Nam Á.
Đại gia ngoại sẽ hồi sinh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
Tại nhiều nước, tỉ lệ tiêm chủng hiện đã ở mức cao, giới đầu tư đang sẵn sàng để bước vào chu trình kinh doanh mới, đặc biệt là mảng du lịch. Các cường quốc du lịch dù phải “bế quan tỏa cảng” nhưng vẫn đang gấp rút chuẩn bị cho ngày mở cửa thị trường.
Điều tương tự cũng diễn ra tại Đông Nam Á. Nhưng theo các chuyên gia, các địa danh như Phuket hay Bali đã quá quen thuộc với du khách quốc tế. Do đó, Việt Nam – với nhiều dự án đầu tư theo mô hình quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm…đang nổi lên như một “điểm cần phải đến” sau đại dịch.
Đi kèm với kỳ vọng về sự bật dậy của thị trường du lịch chính là dự đoán tươi sáng của dòng bất động sản nghỉ dưỡng. Nhiều đại gia Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan chuyên “săn” bất động sản có khả năng tăng trưởng lớn trong vòng 3-5 năm đang đặc biệt chú ý thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt. Trong mắt các “cá mập ngoại”, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt có tiềm năng rất lớn trong khi giá vẫn còn quá tốt so với BĐS cùng loại trong khu vực.
Không phải ngẫu nhiên, dòng vốn ngoại hướng mạnh đến Việt Nam. Theo giới trong nghề, BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam đang ở chiều “thuận gió” bởi nhiều thông tin tích cực, đặc biệt là ở một số khu vực được coi thủ phủ du lịch.
Mới đây, đảo Ngọc đã trở thành địa phương đầu tiên của Việt Nam được xem xét thí điểm hộ chiếu vaccine cho khách du lịch. Khi làn sóng du lịch quay trở lại cùng với việc trở thành thành phố biển đảo, tương lai kinh tế, du lịch, thương mại dịch vụ, đô thị, bất động sản ở Phú Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Ngay hiện tại, đại dịch đang nóng nhưng vẫn có những nhà đầu tư âm thầm tìm gom những bất động sản nghỉ dưỡng giá tốt tại Phú Quốc.
Ngoài điểm sáng Phú Quốc, tổng thể thị trường du lịch Việt Nam những năm gần đây luôn giữ được mức tăng trưởng tốt, kéo theo cơ hội sinh lời đảm bảo. Bên cạnh đó, khả năng “đẻ ra tiền” dài hạn khi giá trị BĐS tăng theo thời gian chính là yếu tố cốt lõi hấp dẫn các nhà đầu tư.
“Việt Nam sẽ là một trong những thị trường tốt nhất Đông Nam Á. Đàn cá mập ngoại đang đợi giãn cách được tháo gỡ sẽ đẩy luồng tiền lớn vào thị trường” ông Ngô Văn, Giám đốc Marketing Tập đoàn Danh Khôi chia sẻ. Cũng theo ông Văn, thị trường với nguồn vốn ngoại lớn hứa hẹn sẽ sôi động những cũng đồng nghĩa khả năng cạnh tranh sẽ ngày một khốc liệt.
3 lực đẩy biến BĐS nghỉ dưỡng thành “vùng trũng” hút tiền
Không chỉ các đại gia ngoại nhòm ngó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt cũng đang được coi điểm trũng hút tiền mới khi cơn sốt ảo của đất nền đã gần như lên đến “đỉnh giá”, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi ấy, một loạt các kênh đầu tư từng được lòng giới đầu tư một thời như vàng hay gửi tiết kiệm hiện đã phai nhạt vì thiếu sức hút.
“Điểm đến tiềm năng nhất thị trường hiện là thị trường BĐS nghỉ dưỡng”, ông Nguyễn Lê Minh Quân, một nhà đầu tư kì cựu tại Hà Nội khẳng định. Với phân khúc này, theo ông, đây là thời điểm “thiên thời, địa lợi” bởi giá cả trên thị trường đang ở mức tốt với xu hướng đi ngang thời gian qua. Điểm lợi nữa là tại nhiều dự án để kích cầu chủ đầu tư đã cắt giảm lợi nhuận, tăng chiết khấu để tìm kiếm khách hàng. Bản thân ông cũng vừa xuống tiền mua một căn shop tại dự án Phú Quốc United Center, một siêu tổ hợp vui chơi giải trí nghỉ dưỡng vừa khai trương hồi tháng 4 tại đảo Ngọc.
Điều nhà đầu tư này tin tưởng là chiều hướng chững lại của thị trường BĐS hiện tại chỉ mang tính ngắn hạn vì dịch bệnh. Thực tế cho thấy, trong các phân khúc bất động sản sau dịch bệnh, bất động sản nghỉ dưỡng luôn được xem là nơi phục hồi nhanh bởi gắn với nhu cầu vô cùng lớn về du lịch.
Theo số liệu từ công cụ Destination Insights của Google, từ giữa tháng 2/2021, nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch của khách nội địa tăng cao so với thời điểm đầu năm và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này phản ánh thực tế nhu cầu đi lại du lịch của người dân vẫn luôn rất cao sau thời gian dài gián đoạn vì đại dịch.
Đánh giá thi trường trong dài hạn, theo TS. Cấn Văn Lực, BĐS nghỉ dưỡng luôn có 2 lực đẩy cho sự phục hồi. Thứ nhất là cung cầu thị trường đang hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn nhờ sự điều tiết, quy hoạch của các bộ ngành. Thứ hai, du lịch đang dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn với mức đóng góp có thể lên tới 12 – 14% GDP vào năm 2025.
Cùng quan điểm với ông Lực, TS. Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cũng cho biết, nguồn khách du lịch của Việt Nam trong trung hạn vẫn dồi dào với trên 20 triệu khách quốc tế và 85 triệu khách nội địa mỗi năm. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng đông đảo. Đây là tầng lớp sẵn sàng chi tiêu trung bình từ 8 – 10 tỷ USD khi du lịch nước ngoài và họ sẽ chuyển hướng về thị trường nội địa trong tình hình mới. Du lịch Việt Nam rõ ràng có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là khi thị trường đang có các dự án đầu tư theo mô hình quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm…, kéo theo là một tương lai sáng cửa cho BĐS nghỉ dưỡng.
“Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng lúc này đúng với triết lý: “Đừng chờ đợi để mua bất động sản, hãy mua bất động sản và chờ đợi” bởi thị trường bất động sản đã trải qua nhiều biến động, song luôn đi theo quy luật: Chu kỳ khó khăn sẽ xuất hiện chu kỳ phục hồi”, nhà đầu tư Nguyễn Lê Minh Quân tổng kết.
Nguồn: Nhịp Sống Kinh Tế
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HOTLINE: 090.1919.789
Dự Án Phân Phối: Tnr Stars Đak Đoa / Khu Đô Thị Ân Phú / Căn Hộ Imperium Town Nha Trang / Thành Phố Cà Phê / Căn Hộ The Light Phú Yên / Căn Hộ Happy Sky Nha Trang / Căn Hộ Marina Suites Nha Trang / Căn Hộ Hacom Mall Ninh Thuận / Căn Hộ Apec Phú Yên / Căn Hộ Apec Mũi Né / Khu Dân Cư Hoàng Thành Kontum / Căn Hộ Altara Residences Quy Nhơn / Căn Hộ Ecolife Riverside Quy Nhơn / Căn Hộ TMS Quy Nhơn / Căn Hộ Vina Panorama Quy Nhơn