Được Chính phủ quy hoạch là tâm điểm phát triển cao tốc vùng Tây Nguyên, hiện tỉnh Đắk Lắk đang dồn toàn lực hoàn thành hàng loạt tuyến cao tốc trọng điểm cùng hệ thống giao thông ngoại và nội vùng để rút ngắn thời gian di chuyển trên các cung đường, đáp ứng nhu cầu đi lại, thuận tiện giao thương và kết nối vùng miền thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh…
Tuyến cao tốc góp phần thay đổi bộ mặt của toàn tỉnh Đắk Lắk và mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho bất động sản nơi đây. (Ảnh minh họa).
Cao tốc Phú Yên – Tây Nguyên vừa chính thức được Chính phủ quy hoạch vào mạng lưới đường bộ năm 2021 – 2030, cùng nhiều tuyến đường trọng điểm thuộc hệ thống hạ tầng Tây Nguyên đồng loạt được thông tuyến sẽ tạo lực đẩy “cực lớn” cho thị trường bất động sản Đắk Lắk.
ĐẮK LẮK – TÂM ĐIỂM CAO TỐC VÙNG TÂY NGUYÊN
Được Chính phủ quy hoạch là tâm điểm phát triển cao tốc vùng Tây Nguyên, hiện tỉnh Đắk Lắk đang dồn toàn lực hoàn thành hàng loạt tuyến cao tốc trọng điểm cùng hệ thống giao thông ngoại và nội vùng để rút ngắn thời gian di chuyển trên các cung đường, đáp ứng nhu cầu đi lại, thuận tiện giao thương và kết nối vùng miền thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh.
Đặc biệt, mới đây, 220km của tuyến cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk được coi là “mảnh ghép cuối cùng” có ý nghĩa quan trọng nằm trong hệ thống tuyến đường bộ cao tốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã chính thức được Bộ Giao thông công bố quy hoạch vào mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính thức tạo hành lang đường bộ và cửa ngõ giao thông kết nối Đắk Lắk với tỉnh Phú Yên nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nói chung, tạo động lực thúc đẩy phát triển liên kết vùng, kinh tế – xã hội vùng trọng điểm Tây Nguyên.
Với Đắk Lắk, sự xuất hiện của tuyến đường huyết mạch trên đóng vai trò tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến nghiên cứu đầu tư; tạo điều kiện kết nối cảng biển loại II – cảng Vũng Rô (cảng tổng hợp, đầu mối địa phương), cảng hàng không Tuy Hòa với cảng hàng không Buôn Ma thuột và cửa khẩu quốc tế Đắk Ruê (Việt Nam – Campuchia).
Đây là tuyến giao thông quan trọng đi qua vùng đất đai rộng lớn có nhiều tiềm năng, nằm trong tam giác phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ Việt Nam.
Bên cạnh tuyến cao tốc Phú Yên – Tây Nguyên, không thể không kể đến hàng loạt tuyến cao tốc trọng điểm góp phần làm nên một Đắk Lắk – tâm điểm cao tốc vùng Tây Nguyên như tuyến cao tốc trọng điểm Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) – Nha Trang (Khánh Hòa) dài 105 km với bốn làn xe sẽ nối từ thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đến thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), dự kiến được đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng. Đây cũng được coi là tuyến cao tốc trọng điểm mở ra kết nối vùng, tạo động lực phát triển kinh tế vùng của hai địa phương.
Nếu quốc lộ 14 là tuyến đường huyết mạch dài 980km xuyên nhiều địa hình nhất Việt Nam, nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, đã đi qua gần như hết tất cả các tỉnh thuộc Tây Nguyên (với 4 tỉnh), trừ Lâm Đồng thì tuyến cao tốc Đà Lạt – Liên Khương (Lâm Đồng) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lại gỡ nút thắt để mở ra kết nối 2 trung tâm vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tạo đà cho phát triển cả vùng Tây Nguyên về kinh tế, du lịch. Khi hoàn thành, du khách sẽ rút ngắn được thời gian và quãng đường từ Đà Lạt (Lâm Đồng) đến Đắk Lắk và ngược lại.
Đồng thời với đó, cao tốc Phú Yên – Tây Nguyên còn kết nối với các tuyến quốc lộ chính yếu và đường quốc lộ có tính chất liên vùng trong khu vực như: Tuyến đường ven biển, Quốc lộ 29, Quốc lộ 1, tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, tuyến đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh tạo thành hệ thống mạng lưới giao thông liên khu vực giúp thuận tiện giao thông, giao thương tạo bệ phóng phát triển và vận chuyển xuất nhập hàng hóa nhanh chóng, tiện lợi.
KẾT NỐI ĐỒNG BỘ, KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ
Từ nhiều điển hình phát triển kinh tế tại các địa phương trọng điểm trên cả nước, hạ tầng giao thông chính là nút thắt, đặc biệt cao tốc chính là động lực tạo đòn bẩy phát triển như: Hà Nội, Tp.HCM, Quảng Ninh, Bình Thuận v.v… Theo các chuyên gia đánh giá, các tuyến cao tốc không chỉ là đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế toàn vùng và còn làm “bật tăng” giá trị bất động sản tại khu vực mà cao tốc đó chạy qua.
Đối chiếu từ những điển hình trên, Đắk Lắk đang sở hữu lợi thế lớn với tiềm năng tăng giá bất động sản. Những năm gần đây, thị trường bất động sản Đắk Lắk trở thành “miền đất hứa” của giới đầu tư khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Bên cạnh yếu tố chính sách, quy hoạch, hạ tầng giao thông là nhân tố quan trọng gia tăng tính hấp dẫn của các dự án.
Phối cảnh Khu đô thị Ân Phú – Vị trí lõi trung tâm hành chính mới Buôn Ma Thuột.
Với quy mô hơn 19.5ha, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, pháp lý minh bạch khu đô thị Ân Phú góp phần thay đổi diện mạo thành phố Buôn Ma Thuột. Và đang được đánh giá là dự án sáng giá sở hữu tiềm năng tăng giá và giữ vững giá trị khi có vị trí đắc địa, tọa lạc tại mặt tiền đường Hà Huy Tập, vị trí “trái tim” đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc Buôn Ma Thuột giúp kết nối thuận tiện đến sân bay Buôn Ma Thuột và các vùng kinh tế trọng điểm.
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HOTLINE: 090.1919.789
Dự Án Phân Phối: Tnr Stars Đak Đoa / Khu Đô Thị Ân Phú / Căn Hộ Imperium Town Nha Trang / Thành Phố Cà Phê / Căn Hộ The Light Phú Yên / Căn Hộ Happy Sky Nha Trang / Căn Hộ Marina Suites Nha Trang / Căn Hộ Hacom Mall Ninh Thuận / Căn Hộ Apec Phú Yên / Căn Hộ Apec Mũi Né / Khu Dân Cư Hoàng Thành Kontum / Căn Hộ Altara Residences Quy Nhơn / Căn Hộ Ecolife Riverside Quy Nhơn / Căn Hộ TMS Quy Nhơn / Căn Hộ Vina Panorama Quy Nhơn