Phát triển Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035, xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên.

Theo đó, ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum bao gồm toàn tỉnh Kon Tum trên phạm vi 10 đơn vị hành chính: 01 thành phố (Kon Tum); 09 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H’Drai, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông) với tổng số 102 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 9.674,18 km², mật độ dân số trung bình là 51 người/km².

Mục tiêu chung của quy hoạch vùng tỉnh Kon Tum là cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên với không gian đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù, khu sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan đặc trưng của vùng tỉnh Kon Tum.

Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao, chất lượng hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, xây dựng Kon Tum ổn định và phát triển bền vững.

Với những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu mối quan hệ vùng, xác định vai trò và vị thế của tỉnh Kon Tum trong tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trên tuyến hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên. Xác định tác động của các yếu tố hạt nhân của vùng tỉnh Kon Tum như: Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu công nghiệp tập trung,…, các yếu tố di sản văn hóa; các đầu mối giao thông quốc gia. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng và nguồn lực phát triển vùng; xây dựng tầm nhìn phát triển vùng tỉnh; định hướng phát triển không gian vùng tỉnh.

Theo định hướng không gian, vùng tỉnh sẽ hình thành các khu trọng điểm về du lịch, công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tài nguyên của vùng; các phân vùng không gian nông lâm nghiệp, đô thị và nông thôn gắn công nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng thành phố Kon Tum trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng về các lĩnh vực: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, động lực chính phát triển toàn tỉnh; là đầu mối giao thông vùng, có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh quan trọng của tỉnh, vùng Bắc Tây Nguyên và miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi); trở thành đô thị loại II vào thời điểm thích hợp và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh Kon Tum.

Theo Báo Đầu Tư

Thị trường bất động sản Kon Tum: Những tín hiệu khả quan

Có thể nói, sau nhiều năm thị trường bất động sản có diễn biến khó lường với “không ít thăng trầm”, những phiên đấu giá trong 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu có những khởi sắc. Điều đó được thể hiện qua 2 phiên đấu giá thuộc vùng quy hoạch khu đô thị Nam Đăk Bla trong thời gian gần đây với sự tham gia của đông đảo khách hàng và có tỷ lệ vượt giá so với mức giá khởi điểm.

Theo nhận định của những người trong cuộc, những khởi sắc của thị trường bất động sản trước hết là do nguồn tài chính được “bơm” trong lĩnh vực này nhờ vào chính sách cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh lãi suất giảm, cơ chế vay của các ngân hàng cũng “thoáng” hơn, giúp người vay tiếp cận vốn một cách thuận lợi.

Ông Phan Thanh Hiền- Phó Giám đốc BIDV Kon Tum cho biết, dòng vốn ngân hàng đang chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản. Điều đó được thể hiện bằng việc lãi suất mà các gói tín dụng ngân hàng thương mại tung ra cho thị trường bất động sản thời gian qua tiếp tục giảm, hạn mức vay cao hơn, thời gian kéo dài hơn. Sự mạnh dạn này là do các ngân hàng đang có cái nhìn tích cực về thị trường bất động sản. Đã có những khách hàng vay tiền mua đất tăng nhanh ở BIDV Kon Tum trong những tháng đầu năm và có một số doanh nghiệp chủ động liên kết với ngân hàng, tạo điều kiện cho người mua nhà ở.

BĐS Kon Tum và những tín hiệu khả quan

Theo bà Đặng Thị Trang – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, khu đô thị Nam Đăk Bla vừa là cửa ngõ, vừa là một trong những khu vực có giá trị đặc biệt về vị trí, cảnh quan, văn hóa đặc sắc của đô thị Kon Tum hiện tại cũng như trong tương lai. Việc quy hoạch xây dựng khu đô thị không chỉ đáp ứng định hướng phát triển thành phố Kon Tum mà còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Vì vậy, việc xã hội hóa trong lĩnh vực đấu giá tài sản là hướng đi đúng, góp phần kích cầu thị trường bất động sản.

“Ngoài việc tổ chức các phiên đấu giá kịp thời, linh hoạt, Hội đồng đấu giá đất của tỉnh còn đẩy mạnh việc cung cấp thông tin, quảng cáo, đưa thông tin đến người mua được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt là các biện pháp tiếp xúc, phổ biến trực tiếp với người dân, khách hàng; triển khai các giải pháp thu hút thêm các nhà đầu tư đến với khu quy hoạch đô thị Nam Đăk Bla, góp phần làm phong phú và sôi động thị trường bất động sản ở Kon Tum.” – Bà Đặng Thị Trang khẳng định về những “cú hích” góp phần làm cho thị trường bất động sản của tỉnh “ấm lên” trong thời gian qua.

Theo số liệu từ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, tính đến ngày 22/6, đã đấu giá thành công 481 lô/632 lô, thửa của khu đô thị Nam Đăk Bla, với tổng trị giá 496,639 tỷ đồng, tăng so với giá khởi điểm 15,295 tỷ đồng (bình quân giá khởi điểm 740 triệu đồng/lô); lượng khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở khu đô thị này đã tăng đáng kể so với các năm 2016, 2017…

Để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn, tỉnh đã xây dựng kế hoạch bổ sung vào danh mục 6 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất, gồm: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác quỹ đất  đối với khu tập thể Trần Cao Vân, thành phố Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực dân cư phía đông Trung tâm hành chính huyện Kon Plông; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng tại Khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực đất phía tây Quốc lộ 14 (đoạn từ chùa Kỳ Quang đến đường dây 500KV) thay thế dự án Khu văn phòng, nhà nghỉ và biệt thự cao cấp; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí dân cư dọc hai bên Quốc lộ 14C đoàn từ Trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai đến ngã ba Quốc lộ 14C – Sê San 3; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực phía đông bắc đô thị Kon Plông.

Thị trường bất động sản của tỉnh có những bước phát triển mạnh về sản phẩm và phân khúc thị trường. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ và du lịch… trên địa bàn được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng như nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Qua đó, có bước đóng góp tích cực vào sự phát triển đô thị, bộ mặt kiến trúc cảnh quan của thành phố, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những tác động tích cực, thị trường bất động sản của tỉnh cũng đã và đang bộc lộ những bất cập về cơ chế vận hành, các chủ thể tham gia thị trường, cơ cấu sản phẩm, hệ thống giao dịch, tính minh bạch thông tin, sự kiểm soát và định hướng thị trường… Vì vậy, cần phân tích các tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội; đề xuất các giải pháp như hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển đô thị cho từng địa phương làm cơ sở để triển khai các dự án liên quan đến dự án bất động sản và hướng tới mục tiêu minh bạch hóa thị trường, khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Theo Báo Kon Tum

Bức tranh kinh tế Kon Tum – Những gam màu sáng

​Bằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, “bức tranh kinh tế” của địa phương có được “những gam màu sáng”…

Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, sau khi tái lập lại tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh ta hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém với hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục, y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân,…

Riêng về kinh tế, sau khi thành lập lại tỉnh, toàn tỉnh chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số lâm trường, nông trường chuyên canh cà phê, lúa… thu không đủ chi. Cuộc sống của người dân và người lao động còn nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trung tâm; tỉnh đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức chính sách định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển thủy lợi, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bộ mặt kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc.

Từ một tỉnh với hơn 50% dân số thuộc diện nghèo đói nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tỉnh ta giảm được nạn đói giáp hạt, bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân và người lao động ngày càng ổn định và phát triển. Càng về sau, kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vững chắc nhờ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh dựa trên khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh sẵn có, vừa có những bước chuyển dịch kinh tế phù hợp với xu thế, nhu cầu của sự phát triển chung.

Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng với việc tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các nhà máy; tái cơ cấu kinh tế; thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp; xây dựng ba vùng kinh tế động lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo phát triển cao su tiểu điền, Đề án hỗ phát triển cà phê xứ lạnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trong những nhiệm kỳ gần đây, kinh tế tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới.

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2016-2017 đạt 8,53% năm, ước thực hiện năm 2018 đạt 9,17%.

Lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 ước đạt trên 117 nghìn tấn, đạt 77,94% kế hoạch đến năm 2020. Diện tích các cây trồng và sản lượng các sản phẩm chủ lực tiếp tục ổn định và phát triển.

Du lịch và dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng nhanh, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2017 đạt 20,4% năm. Ý tưởng “ba quốc gia một điểm đến” giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được ký kết triển khai. Các tuyến, tour du lịch được mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố ngày càng nhiều hơn trước. Khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách khách tham quan, trải nghiệm…

 du lịch măng đen

Khu du lịch Măng Đen thu hút khách du lịch.

Bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án như chương trình hỗ trợ giống cà phê lai đa dòng có năng suất, chất lượng cao để trồng và tái canh cà phê; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất… nâng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2017 lên 17.952ha, dự kiến cuối năm 2018 lên 18.990ha cà phê và ước sản lượng cà phê thu được trên 43 nghìn tấn (tăng 7,4 nghìn tấn so với năm 2015). Diện tích cao su được tập trung phát triển trên diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp; dự kiến đến cuối năm 2018, diện tích cao su đạt 74.800ha và sản lượng 59,42 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn so với năm 2015). Sâm Ngọc Linh tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng phát triển; đến nay, toàn tỉnh phát triển được 329,37ha sâm Ngọc Linh.

Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp và hợp tác xã như cà phê bột nguyên chất Đăk Hà, Huy Hùng, Sáu Nhung; cao su Kon Tum; tinh bột sắn ViNa Kon Tum… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được thành lập với quy mô 175ha. Tại đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất: cà chua Úc, Hà Lan, dâu tây, lan kim tuyến, sâm dây, hoa ly ly và một số loại dược liệu… thành công.

Tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với nuôi dê sữa (tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng) bước đầu cung cấp sản phẩm sữa dê ra thị trường phục vụ khách tham quan; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn VinGroup (tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) đang bắt đầu triển khai thực hiện và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng đi vào giai đoạn sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.

Tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh được xác lập theo 3 loại rừng với nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như: các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ hiệu quả hơn.   

Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt nông thôn  mới và dự kiến đến cuối năm 2018 có 18 xã đạt nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.

Công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2017 đạt 13,73%/năm. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển. Sản lượng các sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm… địa phương sản xuất tăng đều qua các năm. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển. Các dự án thủy điện được thực hiện đảm bảo tiến độ, đến nay có 17 vị trí hoàn thành với tổng công suất 150,9 MW đạt sản lượng 600 triệu kWh/năm…

Thương mại – dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển và ngày càng mở rộng về vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 đạt 11,4%. Xuất khẩu trực tiếp có chiều hướng gia tăng và thị trường ngày càng mở rộng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng có thêm nhiều chi nhánh được thành lập mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của tỉnh làm cho “bức tranh kinh tế” tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục có thêm “nhiều gam màu sáng”. Những chuyển biến này đang tạo ra thế và lực cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2016-2020 và đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai.

Báo Kon Tum

Điểm nhấn trong thu hút đầu tư Kon Tum

Thời gian qua, tỉnh ta thể hiện quyết tâm lớn về đầu tư phát triển địa phương, mạnh dạn đưa ra những định hướng mới trong phát triển kinh tế – xã hội, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư… nhằm tạo nên “hấp lực” để thu hút đầu tư, tạo đà cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ.

Tính từ giai đoạn đầu thực hiện chiến lược thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài phục vụ quá trình phát triển, đến nay, Kon Tum đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 341 dự án, với tổng vốn đăng ký 57.833,14 tỷ đồng. Trong đó, có 320 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 55.377,96 tỷ đồng; có 170 dự án đã đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng với tổng vốn đầu tư 15.214,449 tỷ đồng; 52 dự án đầu tư đang triển khai xây dựng với tổng vốn 25.532,25 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2018, tỉnh thu hút được 50 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 8.790,23 tỷ đồng. Đã có nhiều dự án lớn đang đầu tư vào tỉnh như Tổ hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà phố FLC Kon Tum; Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Kon Tum; Tổ hợp Trung tâm thương mại – Shophouse Vincom Kon Tum; Khu du lịch – đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và Khu đô thị sinh thái – du lịch gắn với công viên phía bắc Kon Tum; Khu phức hợp đô thị Vinhomes Kon Tum; Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Măng Đen; khu du lịch sinh thái Măng Đen…

Tại Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác, UBND tỉnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của 6 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho 6 công ty, gồm: Công ty CP Solavina, Công ty TNHH Thái Hòa, Công ty CP Vingin, Công ty TNHH ADC, Công ty CP Nước giải khát Ngọc Linh và Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp.

Điểm nhấn trong “bức tranh” thu hút đầu tư của Kon Tum thời gian qua chính là triển khai được một loạt các dự án lớn; tạo nên sự lan tỏa về đầu tư vốn – công nghệ – trình độ quản lý, tạo việc làm cho người lao động; thúc đẩy sản xuất tăng trưởng với trình độ phát triển cao hơn, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Các nguồn vốn đầu tư đa dạng từ người dân và các doanh nghiệp linh hoạt và có xu hướng thương mại hiệu quả hơn, có tác động vào đời sống kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Bắc – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Công tác thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Việc tiến hành đánh giá tiềm năng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn cùng với công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, thực hiện cơ chế “liên thông một cửa”; kết hợp nhiều chính sách về thuê đất, tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn có chuyển biến trong việc củng cố, kiện toàn mô hình “một cửa liên thông” để làm nhân tố thu hút đầu tư; triển khai thực hiện xúc tiến đầu tư để giới thiệu chương trình và mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế thực hiện các dự án đầu tư lớn.

“Trong nhiều giải pháp cải thiện tình hình chậm triển khai các dự án, tỉnh chú trọng nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức lại bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư; rà soát lại quy trình, thủ tục về đầu tư; khảo sát, thăm dò ý kiến doanh nghiệp để sửa những khâu không còn phù hợp; rà soát từng dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” – ông Nguyễn Đình Bắc cho biết thêm.  

Mặc dù chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2017 của tỉnh thứ hạng bị tụt giảm so với năm 2016, nhưng có 2 chỉ số thành phần tăng bậc như tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng 23 bậc, đứng 33/63 tỉnh, thành; chi phí không chính thức tăng 8 bậc, đứng 54/63 tỉnh, thành. Đây là những chỉ số quan trọng trong nỗ lực cải thiện và đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh.

Để tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn nữa, ngày 9/3/2018, UBND tỉnh ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư vào địa bàn tại Quyết định số 252/QĐ-UBND với 108 dự án. Trong đó, danh mục dự án trọng điểm ưu tiên có 45 dự án, gồm: lĩnh vực nông, lâm nghiệp 11 dự án; lĩnh vực công nghiệp 8 dự án; lĩnh vực văn phòng – thương mại – dịch vụ – du lịch 17 dự án và lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị 9 dự án.

Theo đó, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên của tỉnh, công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư sẽ được đổi mới theo định hướng tăng cường liên kết, hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng dược liệu và phát triển thương mại, du lịch…

Tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị và tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư, lựa chọn địa bàn, lĩnh vực, dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Lấy hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ làm trọng tâm để kêu gọi đầu tư nhằm giảm chi phí và tăng cơ hội tiếp cận thông tin, dự án đầu tư cho các nhà đầu tư; sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào địa bàn…

Kon Tum: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch

Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 747/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 -2023, định hướng đến 2030.

Theo đó, đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút 60-70% vốn doanh nghiệp đầu tư vào chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; thu hút 60-70% vốn doanh nghiệp tham gia chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch; vận động 40-50% doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong địa bàn tỉnh cùng tham gia chương trình quảng bá xúc tiến du lịch theo phương châm “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử du lịch Kon Tum, hình thành các điểm hỗ trợ du khách, phát huy vai trò giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ thông tin du lịch; chủ động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có thế mạnh về du lịch, nhằm nâng cao vị thế và gắn du lịch Kon Tum vào chuỗi sản phẩm du lịch liên vùng.

Ngoài ra, tăng cường tổ chức các đoàn xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch trong và ngoài nước. Tăng cường mời gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên núi và ven sông, kết hợp mô hình du lịch cộng đồng, hệ thống khu vui chơi giải trí, đáp ứng được nhu cầu của du khách tại các Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen và thành phố Kon Tum.

Phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, các trường đại học đào tạo về du lịch có uy tín trên cả nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại cho nhân viên, chủ doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trong các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch… Phấn đấu trong giai đoạn 2018 đến 2023 sẽ đào tạo cho doanh nghiệp khoảng 200 lao động du lịch.

Được biết, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã xây dựng các đề án, chương trình phát triển ngành Du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Bức tranh kinh tế Kon Tum – Những gam màu sáng

​Bằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, “bức tranh kinh tế” của địa phương có được “những gam màu sáng”…

Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, sau khi tái lập lại tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh ta hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém với hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục, y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân,…

Riêng về kinh tế, sau khi thành lập lại tỉnh, toàn tỉnh chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số lâm trường, nông trường chuyên canh cà phê, lúa… thu không đủ chi. Cuộc sống của người dân và người lao động còn nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trung tâm; tỉnh đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức chính sách định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển thủy lợi, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bộ mặt kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc.

Từ một tỉnh với hơn 50% dân số thuộc diện nghèo đói nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tỉnh ta giảm được nạn đói giáp hạt, bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân và người lao động ngày càng ổn định và phát triển. Càng về sau, kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vững chắc nhờ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh dựa trên khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh sẵn có, vừa có những bước chuyển dịch kinh tế phù hợp với xu thế, nhu cầu của sự phát triển chung.

Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng với việc tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các nhà máy; tái cơ cấu kinh tế; thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp; xây dựng ba vùng kinh tế động lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo phát triển cao su tiểu điền, Đề án hỗ phát triển cà phê xứ lạnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trong những nhiệm kỳ gần đây, kinh tế tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới.

kinh tế nông nghiệp kon tum

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2016-2017 đạt 8,53% năm, ước thực hiện năm 2018 đạt 9,17%.

Lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 ước đạt trên 117 nghìn tấn, đạt 77,94% kế hoạch đến năm 2020. Diện tích các cây trồng và sản lượng các sản phẩm chủ lực tiếp tục ổn định và phát triển.

Bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án như chương trình hỗ trợ giống cà phê lai đa dòng có năng suất, chất lượng cao để trồng và tái canh cà phê; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất… nâng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2017 lên 17.952ha, dự kiến cuối năm 2018 lên 18.990ha cà phê và ước sản lượng cà phê thu được trên 43 nghìn tấn (tăng 7,4 nghìn tấn so với năm 2015). Diện tích cao su được tập trung phát triển trên diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp; dự kiến đến cuối năm 2018, diện tích cao su đạt 74.800ha và sản lượng 59,42 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn so với năm 2015). Sâm Ngọc Linh tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng phát triển; đến nay, toàn tỉnh phát triển được 329,37ha sâm Ngọc Linh.

Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp và hợp tác xã như cà phê bột nguyên chất Đăk Hà, Huy Hùng, Sáu Nhung; cao su Kon Tum; tinh bột sắn ViNa Kon Tum… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được thành lập với quy mô 175ha. Tại đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất: cà chua Úc, Hà Lan, dâu tây, lan kim tuyến, sâm dây, hoa ly ly và một số loại dược liệu… thành công.

hội chợ triển lãm tại kon tum

Tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với nuôi dê sữa (tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng) bước đầu cung cấp sản phẩm sữa dê ra thị trường phục vụ khách tham quan; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn VinGroup (tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) đang bắt đầu triển khai thực hiện và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng đi vào giai đoạn sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.

Tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh được xác lập theo 3 loại rừng với nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như: các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ hiệu quả hơn.   

Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt nông thôn  mới và dự kiến đến cuối năm 2018 có 18 xã đạt nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.

Công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2017 đạt 13,73%/năm. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển. Sản lượng các sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm… địa phương sản xuất tăng đều qua các năm. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển. Các dự án thủy điện được thực hiện đảm bảo tiến độ, đến nay có 17 vị trí hoàn thành với tổng công suất 150,9 MW đạt sản lượng 600 triệu kWh/năm…

Thương mại – dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển và ngày càng mở rộng về vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 đạt 11,4%. Xuất khẩu trực tiếp có chiều hướng gia tăng và thị trường ngày càng mở rộng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng có thêm nhiều chi nhánh được thành lập mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Du lịch và dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng nhanh, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2017 đạt 20,4% năm. Ý tưởng “ba quốc gia một điểm đến” giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được ký kết triển khai. Các tuyến, tua du lịch được mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố ngày càng nhiều hơn trước. Khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách khách tham quan, trải nghiệm…

du lịch sinh thái măng đen

Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của tỉnh làm cho “bức tranh kinh tế” tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục có thêm “nhiều gam màu sáng”. Những chuyển biến này đang tạo ra thế và lực cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2016-2020 và đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai.

Báo Kon Tum