Giá bất động sản biển trong tương lai sẽ như thế nào?

Bất động sản nghỉ dưỡng cách bờ biển khoảng 300-500m và có thời gian di chuyển từ các thành phố lớn đến khu resort 2 giờ đồng hồ được dự báo sẽ tăng giá mạnh trong thập niên nữa.

Trao đổi với VnExpress bên lề buổi thảo luận về sự phát triển của bất động sản ven biển Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tanzanite International, Nguyễn Nam Sơn cho biết: “Những biệt thự hoặc căn hộ có hướng nhìn trực diện từ nhà ra biển trong khoảng cách dưới một km sẽ có tiềm năng tăng giá gấp đôi trong 7-10 năm nữa”. Các vị trí xa bãi tắm, hướng khuất biển sẽ có tốc độ tăng giá chậm ở biên độ thấp hơn.

Cơ sở để đặt cược vào khả năng tăng giá của nhóm bất động sản hướng biển, theo ông Sơn là tổng hòa của nhiều yếu tố. Thứ nhất, bất động sản hướng biển có vị trí đẹp, thuận tiện tận hưởng không gian và môi trường trong lành. Thứ hai, kết nối hạ tầng của các dự án bất động sản ven biển ngày càng phát triển đồng bộ, đặc biệt là di chuyển bằng ôtô dọc theo hệ thống các tuyến cao tốc, vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém.

Thứ ba, tất cả các loại hình bất động sản dọc theo bờ biển và hướng biển ở vị trí thuận tiện đi bộ sẽ trở nên khan hiếm trong vòng 5-10 năm nữa, đẩy giá đi lên. Thứ tư, du khách nội địa đang tăng trưởng tốt theo thu nhập bình quân đầu người và xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra nhiều năm nữa.

Ngoài ra, theo ông Sơn, có thể lấy khu Phuket Thái Lan để đối chiếu với bất động sản ven biển của Việt Nam. Hiện nay các loại tài sản second home ở vùng biển này, đặc biệt là những căn nhà cách biển 500m đã tăng giá gấp đôi so với giai đoạn đầu hình thành.

“Bất động sản nghỉ dưỡng Thái Lan đi trước Việt Nam 10 năm, vì vậy, trong một thập niên tới khả năng các loại hình nhà ở hướng biển sẽ đi theo xu hướng của Phuket, tăng giá gấp đôi là hoàn toàn khả thi”, ông Sơn nói.

Các chuyên gia cho rằng nên dự báo về triển vọng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển theo hướng lạc quan nhưng thận trọng.

Trong buổi báo cáo thị trường bất động sản quý IV/2015, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Townsend đặc biệt nhấn mạnh đến sự khởi sắc của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong 12 tháng qua. Điều đáng lưu ý là khách mua loại tài sản đắt đỏ này đa phần sử dụng tiền mặt để thanh toán, không phụ thuộc vào vốn vay.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi liệu triển vọng của bất động sản ven biển năm 2016 sẽ đi theo chiều hướng nào, chuyên gia này chia sẻ: “Các kỳ vọng cần lạc quan, táo bạo trong sự thận trọng”.

Ông Marc Townsend cho rằng sự hấp dẫn của thị trường bất động sản ven biển Việt Nam một phần là do các chủ đầu tư liên tục đưa ra mức cam kết đảm bảo suất đầu tư 6-8%, có trường hợp đạt 10% và cũng đã xuất hiện đảm bảo bằng đôla. Ngoài ra sự dịch chuyển nhu cầu nghỉ dưỡng sang vùng biển, khu vực có sân golf cùng với nhu cầu nghỉ dưỡng tăng lên, đa dạng hơn đã kích cầu đầu tư rất lớn cho thị trường này.

Theo phân tích, để tăng giá gấp đôi trong một thập niên bất động sản nghỉ dưỡng này phải được đặt trong một thị trường có điều kiện lý tưởng. Đó là đồng tiền bị mất giá không đáng kể, nền kinh tế tăng trưởng ổn định hoặc vượt trội, quy mô thị trường không thay đổi trong giai đoạn này và dự án không gặp phải chu kỳ suy thoái, khủng hoảng nào.

Chuyên gia còn cho rằng không nên so sánh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đi sau Thái Lan 10 năm để lấy cột mốc này dự báo khả năng tăng giá. Bởi lẽ, độ minh bạch của thị trường Thái Lan cao hơn Việt Nam nên rủi ro thấp hơn.

Ngược lại thị trường Việt Nam kém minh bạch nên rủi ro sẽ lớn hơn dự kiến, các biến số đầy thách thức có thể là lực cản khiến tài sản khó có thể tăng giá trị lên gấp đôi. “Tuy nhiên, nếu những căn second home vị trí hướng biển trong khu vực được phát triển đồng bộ, có thể kỳ vọng về khả năng tăng giá 50-60% trong một thập niên”, ông dự báo.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm dự án

Định mua ô tô 1,5 tỷ đồng nhưng lại đi mua miếng đất ngoại thành, giờ bán có thể mua được 3 xe ô tô

Bất sản “động hút” 486 triệu USD vốn FDI vào Việt Nam

 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quý I/2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 5,8 tỷ USD, bằng 75,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến ngày 20/3, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong quý I, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,34 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 72,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 38,83 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 71,5% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 31,75 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 59,9% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 7,59 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 7,08 tỷ USD không kể dầu thô.

Cả nước có 618 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,12 tỷ USD, bằng 72,7% so với cùng kỳ năm 2017; Có 199 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,79 tỷ USD, bằng 45,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong quý I/2018, có 1.285 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 1,89 tỷ USD, tăng 121,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó có 732 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,34 tỷ USD và 553 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 547,8 triệu USD.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 531 triệu USD, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 486 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 1,84 tỷ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 689 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 649 triệu USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.

Sưu tầm: CafeF

Giới siêu giàu Việt đang tăng lên nhanh chóng, BĐS nghỉ dưỡng hưởng lợi

 

Các quốc gia mới hoặc đang phát triển với tầng lớp nhà giàu ngày càng lớn mạnh, điển hình như Việt Nam, đã đem đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tại thị trường nhà ở, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth vừa công bố, mức độ giàu lên của Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới, ở mức 210% từ năm 2007-2017, vượt lên trên Trung Quốc (198%) và Ấn Độ (160%). Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng số lượng các cá nhân siêu giàu, đây là những người sở hữu giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu USD, không kể bất động sản dùng làm nơi cư trú. Con số các tỷ phú USD của Việt Nam cũng tăng gấp đôi trong năm qua.

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp siêu giàu, nhu cầu hưởng thụ và đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn như bất động sản cũng tăng lên đáng kể trong vài năm qua. “Các quốc gia mới hoặc đang phát triển với tầng lớp nhà giàu ngày càng lớn mạnh, điển hình như Việt Nam, đã đem đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tại thị trường nhà ở, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng”, Phó giám đốc điều điều hành và Trưởng bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam, ông Troy Griffiths khẳng định.

“BĐS nghỉ dưỡng là một phân khúc đặc biệt, là sự kết hợp giữa mục đích sử dụng và đầu tư. Sự kết hợp này cho phép nhà đầu tư thu lợi thông qua các chương trình ủy thác quản lý cho thuê, cam kết lợi nhuận hoặc tự cho thuê, cũng như tiềm năng tăng trưởng dài hạn….Những gia đình giàu có, thu nhập cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM vẫn đang là đối tượng khách hàng chính trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng”, đại diện Savills nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Trần Nam Sơn, Quỹ Vietnam Capital Partners, về xu hướng đầu tư BĐS của người giàu thì GDP càng cao, nhà đầu tư càng hướng đến BĐS nghỉ dưỡng. Theo ông, ở thời điểm hiện tại, giới nhà giàu sẽ mua nhà để cho thuê lại nhưng từ 2020 trở đi thì người giàu có sẽ mua BĐS để đi nghỉ dưỡng. Đây sẽ là xu hướng của thị trường BĐS trong 5 – 10 năm tới.

Quan sát trên thị trường BĐS thời gian qua có thể thấy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp nhà giàu, thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2 năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Các thành phố giàu tiềm năng du lịch biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Phan Thiết, Quảng Ninh… đều đang vươn mình trở thành điểm đến của BĐS nghỉ dưỡng. Tại các địa phương trên, hàng loạt dự án mới đang xuất hiện ngày càng nhiều, cùng phân khúc biệt thự là hàng trăm dự án condotel đang được tấp nập xây dựng.

Nhận định về thói quen mua căn nhà thứ hai của giới thượng lưu, ông Nguyễn Văn Công – Tổng Giám đốc Midland Property cho biết: “Trong số 13% người dân Việt Nam thuộc giới thượng lưu thì có khoảng 5% là giới siêu giàu và họ có xu hướng mua biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô tại những nơi có biển, yên tĩnh để nghỉ ngơi, một phần cũng là thể hiện sự đẳng cấp trong giới, thể hiện cái tôi cũng như sự cao quý của doanh nhân… Số lượng này một vài năm trở lại đây tăng lên đáng kể, nhưng những dự án và khu vực sống đủ tiêu chí để đáp ứng được kỳ vọng của giới này thì rất hiếm”.

Khảo sát tại một số dự án cho thấy, những căn biệt thự view biển tại nhiều thị trường nghỉ dưỡng, đặc biệt là những dự án có số lượng căn hạn chế luôn thu hút một lượng lớn khách hàng là giới siêu giàu hoặc Việt Kiều quan tâm. Có thể kể đến các dự án nằm trên mặt đường Trần Phú với tầm view biển Nha Trang đắt giá nhưng có giá hấp dẫn hiện nay được giới nhà giàu để mắt.

Không chỉ ở Nha Trang, những biệt thự triệu đô có giá lên đến vài chục tỷ tại Phú Quốc như Vinpearl Premium của Tập đoàn Vingroup, Sonasea Villas & Resorts do CEO Group làm chủ đầu tư…hay tại Đà Nẵng với The Ocean Estates của Tập đoàn VinaCapital…cũng ghi nhận sức thanh khoản mạnh trong vài năm trở lại đây.

Đánh giá về nhu cầu mua căn nhà nghỉ dưỡng ngày càng tăng, Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, có thể thấy rõ ràng là thu nhập của người dân và hoạt động đầu tư bất động sản luôn tỷ lệ thuận với nhau. Khi người dân có tiền, bất động sản trở thành kênh đầu tư an toàn, bền vững được nhiều người lựa chọn.

“Tuy nhiên, khi tầng lớp dư giả tài chính tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các khách hàng khó tính hơn, đòi hỏi các chủ đầu tư phải đầu tư nhiều hơn nữa vào chất lượng và thiết kế tạo sự khác biệt nếu muốn dự án thành công và đặc biệt là pháp lý dự án phải rõ ràng, sổ đỏ lâu dài”, Bà Dung khẳng định.

Theo Trí thức trẻ