Đăng ký dự án
/in Chưa được phân loại /by adminBất động sản ven biển: Khu vực nào đang được săn đón nhất?
/in Chưa được phân loại /by adminNhững tín hiệu khả quan từ du lịch đang tác động mạnh đến thị trường bất động sản ven biển. Tuy nhiên đầu tư vào đâu và phân khúc nào vẫn là một câu trả lời khó đối với các nhà đầu tư.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến
Việt Nam được biết đến là một đất nước có lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch hàng đầu thế giới, được Forbes bình chọn là một trong mười bốn điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019, có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di sản thiên nhiên thế giới, những bãi biển đẹp, dải cát ven biển dài nhất Việt Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi giao thoa và tiếp biến của nhiều nền văn hóa, tạo nên những giá trị độc đáo có một không hai.
Công viên biển Bình Sơn Ninh Thuận – Một trong những công viên biển đẹp nhất Miền Trung
Theo báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam, tính tới năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đã đạt cột mốc 15 triệu lượt, tăng 100% so với thời điểm năm 2015. Lượng khách nội địa đạt cột mốc 95 triệu khách, tăng gần 10% so với cùng kỳ 2017. Số lượng buồng lưu trú cũng tăng trưởng ở mức từ 10 – 20% qua các năm (từ 2015 – 2017). Ngoài ra, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch đến từ hầu hết các thị trường đều tăng, đánh dấu sự khởi sắc cả về lượng lẫn chất của ngành du lịch Việt Nam.
Không thể phủ nhận, sự tăng trưởng vượt trội của du lịch đã và đang tác động mạnh tới thị trường bất động sản lưu trú, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Thành phố ven biển – vùng đất mới hút vốn đầu tư
Dọc ven biển Việt Nam, thị trường BĐS nghỉ dưỡng đã tạo sức hút đối với khách hàng, nhà đầu tư trong nhiều năm gần đây nhờ lợi thế sở hữu đến 2/3 đường bờ biển trải dài khắp dải đất hình chữ S. Nhiều nhà đầu tư chuyên đầu tư vào BĐS ven biển đưa ra nhận xét, có thể năm 2019 này sẽ là “bàn đạp” để đưa thị trường BĐS ven biển lên một vị thế phát triển mới. Vì tiềm năng phát triển BĐS ven biển của Việt Nam còn rất lớn, du lịch trong nước phát triển mạnh, du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng cao, sự hấp dẫn của cảnh quan biển hoang sơ do thiên nhiên ban tặng đang dần được các chủ đầu tư khai thác và tận dụng thành thế mạnh vượt trội cho việc phát triển phân khúc BĐS ven biển này.
Giá đất giao dịch thực tế tại các trục đường chính của các thành phố ven biển Việt Nam. Nguồn: Công ty thẩm định giá VNG Value
Trong 2 năm 2017 – 2018 xu hướng thị trường có nhiều thay đổi lớn, thay vì những địa điểm quen thuộc tại Đà Nẵng, Hội An thì một làn sóng đầu tư mới vào các thị trường tiềm năng khác, như Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu… đang nở rộ mạnh mẽ. Lý giải cho sự chuyển dịch này là bà Dương Thị Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam phân tích: mặc dù khả năng cho thuê không bằng các thị trường Nha Trang, Đà Nẵng nhưng lợi thế của các khu vực này là vị trí gần Tp.HCM và đang nổi lên là vùng du lịch tiềm năng khi lượng khách quốc tế đến ngày càng đông, vừa kết hợp đầu tư và đưa gia đình nghỉ dưỡng. Ngoài ra, các thị trường Nha Trang, Đà Nẵng quá cạnh tranh, dẫn tới xu hướng cac nhà đầu tư tìm kiếm các thị trường mới nổi tiềm năng hơn.
Ninh Thuận – Thỏi nam châm mới thu hút nhà đầu tư
Trong các thị trường mới nổi, Ninh Thuận đang nổi lên như một địa điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hạ tầng khu vực này đang được chính phủ và chính quyền tỉnh đầu tư mạnh. Cụ thể, từ nay tới năm 2020 là thời gian về đích trong giai đoạn thu hút đầu tư vào Ninh Thuận 2016-2020, ưu tiên phát triển 6 nhóm ngành: DL, năng lượng, nông lâm – thủy sản, công nghiệp, giáo dục – đào tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Tất cả đều đã có sự hồi đáp tích cực sau những nỗ lực từ địa phương. Kỳ vọng năm 2016 mà Ninh Thuận đặt ra với mục tiêu ban đầu là thu hút đầu tư 20.000 tỷ đồng cho 57 dự án giờ đã vượt xa trông đợi.
Điểm sáng về thu hút đầu tư của Ninh Thuận còn ở những cơ chế, chính sách đặc thù. Với DL, năm 2018, Ninh Thuận đã ra cơ chế đặc thù riêng về thu hút phát triển DL trọng điểm trên địa bàn tỉnh như Khu DL nghỉ dưỡng Bình Sơn, Tp Phan Rang-Tháp Chàm; Khu DL Quốc gia Ninh Chữ, Khu DL sinh thái cao cấp, bến du thuyền vịnh Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải; Khu DL Mũi Dinh, huyện Thuận Nam…
Nổi bật là cơ chế tập trung thu hút các dự án quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên theo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN 4391:2015) và tập trung thu hút đầu tư phát triển DL tại các các khu vực trọng điểm của tỉnh. Cơ chế còn áp dụng khung thời gian nhằm rút ngắn các quy trình cấp phép, giải quyết hồ sơ. Các chính sách ưu đãi đầu tư về DL như ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay ưu đãi về thuế nhập khẩu… của Ninh Thuận cạnh tranh và vượt trội hơn so với nhiều địa phương trong cả nước.
Niềm tin vào cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đối với tỉnh được nâng lên. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, thu ngân sách ước đạt 2.416 tỷ đồng, bằng 89,5% kế hoạch, tăng 90,8% cùng kỳ.
Vươn tới trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực: Ở địa hạt DL, rất nhiều tập đoàn lớn như Vinpearl, FLC, T&T, Crystal Bay, TDH Ecoland,… đã bày tỏ sự quan tâm và đầu tư vào trung tâm du lịch mới nổi của Nam Trung Bộ này. PGS. TS Phạm Trung Lương (Nguyên Phó Viện trưởng viện NCPT Du lịch) thì nhấn mạnh, Ninh Thuận là một trong những địa phương có thể phát triển nhiều loại hình, sản phẩm DL đặc thù khác biệt, hấp dẫn, chỉ có riêng ở Ninh Thuận.
Nguồn cung nghỉ dưỡng Ninh Thuận đón thêm nhiều dự án mới, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, thu ngân sách ước đạt 2.416 tỷ đồng, bằng 89,5% kế hoạch, tăng 90,8% cùng kỳ.
Trên thực tế, DL đang tạo ra những gam màu sáng cho phát triển kinh tế – xã hội của Ninh Thuận. Trong lộ trình về đích giai đoạn 2016-2020, tỉnh Ninh Thuận cũng đã trao quyết định đầu tư cho 3 dự án DL với tổng vốn đầu tư hơn 5.550 tỷ đồng… ở đầu năm 2019.
Một xu hướng mới đang hình thành ở thị trường Ninh Thuận là những BĐS có quyền sử dụng đất lâu dài và pháp lý rõ ràng. Người mua thường lựa chọn chủ đầu tư có uy tín, dự án có quy mô lớn và ở những vị trí đắc địa như trong quần thể nghỉ dưỡng có vị trí hướng biển, nhiều tiện ích dịch vụ đi kèm, pháp lý rõ ràng, sinh lời nhanh… Các chủ đầu tư đều đảm bảo hoàn thiện pháp lý và công khai tiến độ các dự án nhằm khẳng định thương hiệu và bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Toàn cảnh con đường có giá BĐS đắt đỏ nhất Việt Nam, lên tới 2 tỷ đồng một m2
/0 Comments/in Chưa được phân loại /by adminĐược biết đến là con đường triệu đô hay nơi đất đắt hơn vàng, một số căn nhà trên đường Đồng Khởi, Q.1 đang được rao bán với giá lên đến hơn 1,5 -2 tỷ đồng/m2, cao kỷ lục ở Việt Nam.
Lần giở những trang sử về vùng đất Sài Gòn, mới thấy những thăng trầm qua từng thời đại của con đường này. Trước khi người Pháp đến, con đường này đã xuất hiện trong lịch sử của đất Sài Gòn với tên gọi là đường số 16.
Ngày 1/2/1865 đường 16 được đổi tên thành rue Catinat. Cái tên Catinat được đặt theo tên một vị tướng Pháp thời vua Louis XIV, sau này là tên một chiến hạm đến Sài Gòn năm 1859 của hải quân Pháp. Sau hiệp định Genève 1954 thì được gọi là đường Tự Do và mang tên Đồng Khởi từ sau 1975.
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19, Catinat trở thành một trong hai đường chính của thành phố Sài Gòn (đường còn lại là Route National, sau 1901 có tên gọi là Paul Blanchy và hiện nay là Hai Bà Trưng). Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh của người Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp du nhập từ Pháp sang như: ngân hàng, in sách, thuốc tây, máy ảnh, dụng cụ âm nhạc, nữ trang,…
Được biết đến là con đường triệu đô hay nơi đất đắt hơn vàng, một số căn nhà trên đường Đồng Khởi, quận 1 được rao bán với giá lên đến hơn 1,5 tỷ đồng/m2, cao kỷ lục ở Việt Nam.
Bốn mươi năm sau đó, tức từ những năm 1900, Sài Gòn với kiến trúc và văn hóa du nhập hệt như một thành phố của nước Pháp bước vào một giai đoạn mà người ta gọi là “Belle Epoque” ở châu Âu hay “Gilded Age” ở Mỹ với sự đua nở phát triển các phong trào, trào lưu mới trong nghệ thuật, âm nhạc, ballet, hội họa, kiến trúc…Vào thời điểm này, Sài Gòn bắt đầu cuốn vào dòng chảy của những phát minh thay đổi thế giới như: xe hơi, phim ảnh, diesel, đèn điện, điện thoại, điện tín, máy bay…
Catinat lúc này không chỉ là vị trí thương mại mà nó còn là trung tâm kinh tế và văn hóa của Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có những cửa hàng mua bán, kinh doanh mà còn đó những khách sạn lớn, nhà hàng, tiệm cà phê, nhà in, tiệm bán sách, tòa soạn báo, rạp hát, tiệm băng đĩa,… Những khách sạn còn đến nay có thể kể tên Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930) hay Saigon Palace cũng đã ra đời vào giai đoạn này (năm 1998, đổi tên lại thành Grand Hotel Sài Gòn), khách sạn Caravelle (1957),…
Con đường này cũng có hàng loạt khách sạn lâu đời và có giá trị về mặt kiến trúc như Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930) và cả những khách sạn mới xếp hạng 5 sao.
Riêng với Continental, khách sạn lâu đời nhất này không chỉ là nơi đón chào những danh nhân văn hóa thế giới như Rabindranath Tagore hay André Malraux, mà nó còn là cái nôi của truyền thông, báo giới Sài Gòn những năm giữa thế kỷ 20 khi toàn bộ những tin tức nóng nhất Sài Gòn đều từ khu vực này truyền đi khắp thành phố.
Một vị trí đặc biệt, không thể không nhắc đến là quảng trường Francis Garnier (Quảng trường Nhà hát thành phố) được xây dựng năm 1898 và khánh thành 1/1/1900. Đây là một trong những công trình văn hóa đáng tự hào nhất của người dân thành phố đến nay còn tọa lạc trên đường Đồng Khởi.
Khách sạn Majestic được xếp hạng 5 sao vào năm 2007. Khu mới (trên đường Nguyễn Huệ) của khách sạn Majestic được khởi công xây dựng vào tháng 7/2011, bao gồm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng, 4 tầng hầm, với 353 phòng mới. Sau khi hoàn thành, khách sạn Majestic mới có tổng cộng 538 phòng
Đến tận hôm nay, con đường Đồng Khởi với chiều dài khoảng 1,5km được kéo dài từ mặt tiền Nhà thờ Đức Bà đến Bến Bạch Đằng, đang là nơi được xem là con đường đắc đỏ nhất TPHCM. Tại đây, hàng loạt khách sạn hạng sang đã tồn tại hàng chục năm trước vẫn nườm nượp đón khách trong và ngoài nước, bên cạnh một số dự án mới đang được trùng tu và xây dựng. Dọc tuyến đường này, hàng loạt trung tâm thương mại hoạt động dày đặc, mọi sinh hoạt giao thương diễn ra xuyên đêm…
Nét cổ kính chen lẫn những đổi thay mang hơi thở hiện đại, với các công trình như tòa tháp đôi Vincom Đồng Khởi, tòa nhà Union Square, tòa nhà Opera House – một trong những địa chỉ mua sắm, vui chơi giải trí với trung tâm mua sắm thời trang, nơi hội tụ của những thương hiệu cao cấp nhất, các hệ thống nhà hàng, cùng nhiều dịch vụ thượng hạng phục vụ cho khách du lịch giúp cho Đồng Khởi giữ vững vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng bậc nhất của Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.
Tiếp nối nhịp sống sôi động đó, đường Đồng Khởi ngày nay cũng trở thành điểm đến náo nhiệt, quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người dân TP HCM với nhiều hoạt động, sự kiện hoành tráng thường được diễn ra tại đây trong những dịp lễ, hội lớn của thành phố: lễ hội đón Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tết Dương lịch, lễ Giáng sinh, ngày Thống nhất đất nước 30/4…
Vị trí đắc địa của Đồng Khởi còn được thể hiện rõ ràng khi bao bọc chung quanh tuyến đường này là những con đường mệnh danh là trung tâm tài chính mới của thành phố như Nguyễn Huệ, Lê Lợi hay mang chất “ngoại giao” với nhiều văn phòng chính phủ, đại sứ quán các nước như Hai Bà Trưng, Lê Duẩn.
Trong một tương lai không xa chỉ vài năm nữa, tuyến đường này càng trở nên cực kỳ quan trọng khi một góc Đồng Khởi từ Quảng trường Nhà hát Lớn nhìn ra Nguyễn Huệ, tuyến Metro đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động.
Theo bảng giá đất trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM đưa ra và áp dụng cho giai đoạn 2015-2019, bất động sản trên đường Đồng Khởi được áp mức 162 triệu đồng/m2. Các tuyến đường lân cận như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng… cũng được quy định giao dịch ở mức giá tương tự.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhà đất được rao bán trên những con đường này thường có giá không dưới 800 triệu/m2, cao gấp 7-8 lần so với mức UBND công bố. Khảo sát ở các trang bất động sản trực tuyến, mỗi mét vuông đất mặt tiền trên đường này dao động từ 850 triệu – 1,3 tỷ đồng, thậm chí có những ngôi nhà được chủ nhà rao bán với giá hơn 1,5 tỷ đồng/m2, một số vị trí đắc địa nhất như gần nhà ga metro số 1 hiện giá bán đã vượt qua con số 2 tỷ đồng/m2.
CafeF