Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang nổi lên như một lĩnh vực đầu tư sáng giá của thị trường đầu tư tại Việt Nam giữa đại dịch Covid-19. Phần lớn ngành kinh tế ít nhiều đều hứng chịu những tác động từ đại dịch thế giới. Nhưng kết hợp cùng sức nóng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các doanh nghiệp đang hoạt động từ Trung Quốc có xu hướng chuyển dịch nhà máy sang các nước Đông Nam Á để tránh những tổn thương từ cuộc chiến này. Trong khi đó, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến đầu tư sáng giá nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Nên đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam ở đâu?
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đón sóng đầu tư FDI từ nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư luôn phải nghiên cứu môi trường đầu tư tại các tỉnh, các khu công nghiệp để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp. Việt Nam hiện có 336 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó đất công nghiệp đạt diện tích gần 66 nghìn ha. Bất động sản công nghiệp khu vực miền bắc có lợi thế tiếp giáp Trung Quốc nhưng bất động sản công nghiệp miền Nam có sức hút nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam khu vực miền Bắc
Bất động sản công nghiệp miền Bắc phát triển mạnh mẽ ở Hà Nội và các tỉnh vùng ven như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…. Quỹ đất công nghiệp tại Hà Nội đã dần cạn kiệt, và còn lại những khu đất với mức giá khá cao so với mặt bằng chung. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức… về Việt Nam, họ thường chọn điểm đến là các tỉnh vùng ven có cơ sở hạ tầng, giao thông phù hợp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn và đảm bảo nguồn nhân công cung ứng cho doạnh nghiệp. Theo thống kê từ thị trường BĐS công nghiệp miền Bắc giá chào thuê đất khu công nghiệp trung bình rơi vào khoảng 78,3 USD/m2/chu kỳ thuê.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam khu vực miền Nam
Cũng tương tự thị trường miền Bắc, bất động sản công nghiệp miền Nam đang cạn kiệt nguồn cung tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu,… Giá chào thuê trung bình bất động sản công nghiệp Việt Nam rơi vào khoảng 74,2 USD/m2/chu kỳ thuê. TP.HCM vẫn đang dẫn đầu khu vực phía Nam về tốc độ tăng giá đất KCN, với mức giá thuê gần 180 USD/m2/chu kỳ thuê. Long An giữ vị trí thứ 2 với mức 120 USD/m2/chu kỳ thuê. Bình Dương và Đồng Nai là 2 địa phương có mức giá thuê tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ ở mức 90-106 USD/m2/chu kỳ thuê.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam khu vực miền Trung
Bất động sản khu công nghiệp miền Trung, các nhà phát triển khu công nghiệp đang tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi các vùng nông nghiệp sang công nghiệp để tạo nguồn cung đất KCN trong tương lai. Mặc dù chưa phát triển như thị trường BĐS công nghiệp miền Bắc và miền Nam nhưng đây là nơi hứa hẹn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài bằng mức giá thấp hơn 2 khu vực trên. Mức giá thuê đất KCN trung bình tại đây đạt 33,4 USD/m2/chu kỳ thuê.Theo khảo sát của Savills Việt Nam, mức giá đất cho thuê tại các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế hiện nay vào khoảng 27 USD/m2/năm, ở Nghệ An là 32 USD/m2/năm, ở Quảng Nam là 35 USD/m2/năm, ở Quảng Ngãi là 38 USD/m2/năm và ở Đà Nẵng là 42 USD/m2/năm. Đây là mức giá thấp hơn so với các khu công nghiệp ở miền Bắc và miền Nam.
Những nhà đầu tư bất động sản công nghiệp lớn tại Việt Nam
Có rất nhiều nhà đầu tư lớn trong thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, sau đây là một số nhà đầu tư nổi bật trên thị trường với những khu công nghiệp lớn:
Công ty cổ phần phát triển công nghiệp Phú Mỹ, Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera, Công ty đầu tư Sài Gòn VRG (SVI), Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Nhơn Hội (SNP), Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH một thành viên Becamex IDC…
Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI từ đâu?
Trong nửa đầu năm 2020, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam đã thu hút được hơn 335 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI lũy kế đến cuối tháng 6 năm 2020 lên khoảng 9.835 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 197,8 tỷ USD; vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 72,3%. Các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Singapore… mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đồng thời cũng có những doanh nghiệp chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam tránh tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.
Tại sao IIPVIETNAM được đánh giá cao trong dịch vụ xúc tiền bất động sản công nghiệp Việt Nam
IIP VIETNAM – là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực Xúc tiến đầu tư, hỗ trợ pháp lý và tư vấn đầu tư Các dự án bất động sản Công nghiệp Việt Nam. Bằng tầm nhìn dài hạn và chiến lược kinh doanh bền vững, IIP VIETNAM luôn nỗ lực nghiên cứu, triển khai các phương thức tiếp cận mới, mang đến cho đối tác, khách hàng, cộng đồng những người quan tâm đến thị trường bất động sản công nghiệp Việt nam những giải pháp ưu việt, tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp, hướng tới một thị trường bất động sản Công nghiệp Việt Nam minh bạch và chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Theo IPP Việt Nam
Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành viên Tập đoàn Đất Xanh
DỰ ÁN CĂN HỘ
DỰ ÁN ĐẤT NỀN
DỰ ÁN NỔI BẬT
Căn Hộ The Light Phú Yên
Căn Hộ I Tower Quy Nhơn
Khu Dân Cư Hòa Lợi
Đất nền Biển Ninh Thuận
Căn hộ Marina Suites
Căn hộ Apec Phú Yên
Căn Hộ SunBay Park
Dự án Hacom Mall Ninh Thuận
Đất nền Khánh Vĩnh
Khu Dân Cư Đồng Mặn
Khu Dân Cư N4 An Nhơn
Khu đô thị Cẩm Văn
Khu đô thị Ân Phú
Dự án TNR Star Đắk Đoa
Thành phố Cà phê