Điểm sáng mới của bất động sản cao cấp Tây Nguyên

Tập đoàn FLC kiến tạo khu đô thị đáng sống hàng đầu Tây Nguyên

Bất động sản Tây Nguyên: Địa hạt màu mỡ chờ khai phá

Cơ hội đầu tư địa ốc Tây Nguyên sau dịch

Gia Lai – Phễu hút đầu tư của nền kinh tế Tây Nguyên

Bất động sản khu vực nào ở các tỉnh Tây Nguyên sinh lời cao?

Bất động sản Tây Nguyên gia tăng sức hút

Thiếu nguồn cung bất động sản tại Tây Nguyên

Nhà đầu tư “đánh bắt xa bờ” – Xu hướng đầu tư dịch chuyển về khu vực Tây Nguyên

Thay vì đổ dồn về khu vực giáp ranh thành phố lớn để săn đất nền như thời điểm cách đây 1 năm thì hiện tại, xu hướng nhà đầu tư “đánh bắt xa bờ” ngày càng rõ nét.

Trong cuộc trò chuyện mới đây, Giám đốc một dự án nhà ở lớn tại khu vực Tây Nguyên cho biết, dự án của ông có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng dự kiến mở bán vào tháng 5, hiện tại đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sẵn sàng xuống tiền đặt chỗ.

Xu hướng đầu tư khu vực Tây Nguyên

Vị giám đốc này phân tích, thay vì đổ dồn về khu vực giáp ranh các thành phố lớn để săn đất nền như thời điểm cách đây 1 năm thì hiện tại, xu hướng “đánh bắt xa bờ” càng rõ nét khi nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tìm đến thị trường tỉnh như Tây Nguyên để tìm mua đất, chờ thời điểm bán ra. Đặc biệt, những thị trường như này sẽ chưa bị làm giá.

“Những sản phẩm đất nền có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/nền tại khu ven không nhiều. Trong khi với mức tài chính này, ở khu vực Tây Nguyên nhà đầu tư lại có nhiều lựa chọn. Quan điểm của đa số nhà đầu tư hiện nay là vị trí đầu tư không quan trọng, quan trọng là thị trường (thanh khoản) có tốt hay không thì mức lợi nhuận vẫn đảm bảo, trong khi nguồn vốn bỏ vào đó không quá nhiều” – vị Giám đốc này phân tích.

Trong khi đó, báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, từ đầu năm 2019 đến nay, đất nền bùng phát mạnh tại: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thậm chí còn lan rộng ra cả các tỉnh như Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk, Kon Tum…

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm 2018, thị trường bất động sản ở TP Buôn Ma Thuột ngày càng phát triển. Điển hình như khu vực gần UBND xã Eatu, xã Cư Êbur cuối năm 2017 chỉ có giá khoảng 70 – 90 triệu đồng/m ngang thì đến tháng 3/2018 tăng lên 120 triệu đồng/m ngang, mới đây tăng lên trên dưới 180 – 190 triệu đồng/m ngang, tức giá đất đã tăng từ 2 – 3 lần.

Tương tự, thị trường nhà đất Pleiku cũng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Ví dụ như đường Lê Duẩn, Tôn Thất Tùng, giá 1m ngang mặt đường lên đến 1 tỷ đồng. Ở các đường thuộc khu vực trung tâm như: Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hùng Vương… giá đất không dưới 1,5 tỷ đồng/m ngang, giá đất được ghi nhận tăng từ 1,5 – 2 lần so với đầu năm 2018.

Tỷ lệ hấp thụ cao

Ông Trần Quốc Trung – Tổng Giám đốc Đất Xanh Nam Trung Bộ phân tích, sở dĩ bất động sản khu vực Tây Nguyên trở nên hấp dẫn một phần tác động bởi Hội nghị phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên diễn ra mới đây, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều Bộ ngành TW, các đại gia bất động sản như Tập đoàn Sovico Holding (VietJet, HDBank, Furama…), BRG, Văn Phú Invest, Sun Frontier, Tập đoàn T&T, Tập đoàn AE, Cty CP Toàn cầu TMS, Tập đoàn FLC, Green Hill Village, MAIA Quy Nhơn, Công ty quốc tế Dubai, Vietravel… đã đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến gần 30.000 tỷ. Khi các “ông lớn” nhảy vào kéo theo xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ.

Chưa kể, đầu tư bất động sản tỉnh lẻ đối với các nhà đầu tư là sự lựa chọn an toàn, giá đất mềm, quỹ đất sạch còn nhiều và đa dạng, dư địa tăng giá lại ổn định nên phù hợp với số đông, nhất là người mới tham gia thị trường.

Dự án KĐT Hoàng Thành Kon Tum

Tại Lễ công bố KĐT Hoàng Thành Kon Tum, 100% bảng hàng ra đợt 1 đã được đặt mua.

Cũng ở khu vực Tây Nguyên, ông Trung dẫn chứng tại Kon Tum – Một tỉnh lẻ nhưng hoạt động giao dịch mua đi bán lại đất nền rất sôi động. Hiện số lượng nhà đầu tư đổ về tỉnh tiếp tục tăng, ghi nhận đa phần nhà đầu tư đến từ khu vực Tây Nguyên, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hay tại dự án KĐT Hoàng Thành Kon Tum do bên ông mở bán trong tháng 4/2019 đã thu hút hàng trăm khách hàng. Kết thúc lễ công bố, 100% bảng hàng ra đợt 1 đã được đặt mua. Do số lượng khách hàng quan tâm quá đông nên chủ đầu tư dự kiến mở bán chính thức đợt 2 vào tháng 5 tới.

“Một phần tín hiệu trên đến từ việc khu vực Tây Nguyên đang thiếu trầm trọng các dự án nhà ở, khu đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống của những người khá giả trên địa bàn” – ông Trung phân tích.

Khi giới đầu tư đang săn lùng đất nền các tỉnh vùng ven sẽ tạo thành xu hướng dịch chuyển đầu tư bất động sản năm 2019. Tuy nhiên ông Trung cũng khuyến cáo, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi chọn mua nhà đất ngoại tỉnh bởi không phải đất ở khu vực nào của các tỉnh lẻ cũng có nhu cầu nhà ở cao. Dù giá mềm nhưng nếu không phù hợp với đặc tính của dân cư trong tỉnh thì việc ra hàng sẽ rất khó khăn.

“Nhìn chung, khi tham gia thị trường nhà đầu tư cần có những nguyên tắc nhất định, không nên chạy theo phong trào. Đồng thời nên rót tiền vào những nơi đã hình thành khu dân cư với mật độ từ vừa phải đến đông đúc, đã có pháp lý hoàn chỉnh, có vị trí kết nối giao thông ở mức trung bình đến khá thuận tiện. Khi hạ tầng hoàn thiện dần, cơ hội tăng giá sẽ lớn dần” – ông Trung cho biết.

Thông tin chi tiết Khu đô thị Hoàng Thành Kon Tum:

Đơn vị phân phối độc quyền: Đất Xanh Nam Trung Bộ – Đất Xanh Group

Hotline: 090.1919.789.

Phát triển Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035, xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên.

Theo đó, ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum bao gồm toàn tỉnh Kon Tum trên phạm vi 10 đơn vị hành chính: 01 thành phố (Kon Tum); 09 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H’Drai, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông) với tổng số 102 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 9.674,18 km², mật độ dân số trung bình là 51 người/km².

Mục tiêu chung của quy hoạch vùng tỉnh Kon Tum là cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên với không gian đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù, khu sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan đặc trưng của vùng tỉnh Kon Tum.

Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao, chất lượng hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, xây dựng Kon Tum ổn định và phát triển bền vững.

Với những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu mối quan hệ vùng, xác định vai trò và vị thế của tỉnh Kon Tum trong tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trên tuyến hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên. Xác định tác động của các yếu tố hạt nhân của vùng tỉnh Kon Tum như: Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu công nghiệp tập trung,…, các yếu tố di sản văn hóa; các đầu mối giao thông quốc gia. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng và nguồn lực phát triển vùng; xây dựng tầm nhìn phát triển vùng tỉnh; định hướng phát triển không gian vùng tỉnh.

Theo định hướng không gian, vùng tỉnh sẽ hình thành các khu trọng điểm về du lịch, công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tài nguyên của vùng; các phân vùng không gian nông lâm nghiệp, đô thị và nông thôn gắn công nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng thành phố Kon Tum trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng về các lĩnh vực: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, động lực chính phát triển toàn tỉnh; là đầu mối giao thông vùng, có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh quan trọng của tỉnh, vùng Bắc Tây Nguyên và miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi); trở thành đô thị loại II vào thời điểm thích hợp và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh Kon Tum.

Theo Báo Đầu Tư