Nhiều tín hiệu khởi sắc, bất động sản Gia Lai tăng giá tích cực
/in Bất động sản công nghiệp, Bất động sản công nghiệp Tây Nguyên, Bất động sản Tây Nguyên, Dự án đất nền Pleiku, Đất khu công nghiệp Tây Nguyên, Tin Thị Trường, Tin tức /by Trần Mỹ ToànCộng hưởng sức nóng từ quy hoạch đồng bộ và làn sóng đầu tư mới, giá đất tại thành phố Pleiku cũng như toàn tỉnh Gia Lai hiện nay đã tăng trung bình từ 1,5 đến 2 lần so với vài năm trước đó.
Quy hoạch đồng bộ
Với vị thế trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên, Gia Lai hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển đa dạng kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái. Tuy nhiên thị trường bất động sản Gia Lai trong một thời gian dài vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Bất động sản của Gia Lai chỉ thực sự khởi sắc từ năm 2018, khi Quyết định thực hiện quy hoạch xây dựng tỉnh Gia Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua.
Theo đó, tỉnh Gia Lai sẽ là trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; là vùng kinh tế tổng hợp bao gồm kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái gắn với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Hạ tầng hiện đại
Gia Lai được xem là cửa ngõ thuận tiện kết nối với các đô thị quan trọng của Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng biên giới Việt Nam – Campuchia qua các quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu Lệ Thanh… Với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải Gia Lai từ năm 2011 – 2020 có tổng kinh phí là 24.223 tỷ đồng đã được phê duyệt, hệ thống giao thông hạ tầng của tỉnh ngày càng được hoàn thiện.
Tỉnh đã xây dựng được 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài là 722 km, trong đó đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc – Nam dài 105 km và quốc lộ 19 dài 168 km, nối với tỉnh Bình Định và Campuchia là hai tuyến đường huyết mạch. Hai tuyến quốc lộ này chạy xuyên tâm và giao nhau tại thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, tỉnh cũng liên tiếp nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông chính trong thành phố Pleiku như hoàn thiện đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Cách Mạng Tháng 8.
Hạ tầng của Gia Lai đang ngày càng được hoàn thiện.
Thu hút đầu tư, giá đất tăng cao
Bên cạnh cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông, chính quyền Gia Lai còn có những cơ chế mở về chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp lớn.
Một số dự án nổi bật đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho phép lập quy hoạch chi tiết tại tỉnh Gia Lai như: Khu du lịch sinh thái khu vực miệng núi lửa cũ (TP. Pleiku); khu du lịch sinh thái tại xã Ia Dêr (huyện Ia Grai); tổ hợp khách sạn 5 sao, siêu thị, nhà phố thương mại FLC Hill Top Gia Lai; dự án tháp đôi, khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp FLC Pleiku tại đường Quang Trung – đường Trần Hưng Đạo (TP. Pleiku) …
Những dự án trên cho thấy tỉnh Gia Lai đã có những thành công đáng ghi nhận trong việc kêu gọi các nhà đầu tư lớn. Cộng hưởng sức nóng từ làn sóng đầu tư, giá đất tại thành phố Pleiku cũng như toàn tỉnh Gia Lai hiện nay đã tăng trung bình từ 1,5 đến 2 lần so với vài năm trước đó.
Thậm chí, giá đất tại các tuyến đường chính như Hùng Vương một vài năm trước là 20 – 50 triệu đồng/m2 thì đến cuối 2018 mỗi mét vuông có thể có giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Các đường thuộc khu vực trung tâm như: Trần Phú, Phan Đình Phùng… giá đất không dưới 1,5 tỷ đồng/m ngang.
Giá đất tăng nhanh hứa hẹn mở ra viễn cảnh tươi sáng cho thị trường bất động sản Gia Lai, tạo đà cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới.