Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Có thể bạn quan tâm: Dự án Thành phố Cà Phê
Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chư Sê-cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX, từ năm 2015 đến nay, huyện đặc biệt chú trọng 2 chỉ tiêu trọng tâm là phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng. Với những giải pháp cụ thể, huyện nỗ lực thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, huyện tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư để doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội phát triển. Đồng thời, tập trung giải quyết chính sách đất đai; cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, tiếp cận nguồn vốn…”.
Huyện cũng đã quy hoạch cụm công nghiệp với tổng diện tích 50 ha, kêu gọi đầu tư hạ tầng đồng bộ để tạo thuận lợi về mặt bằng cho doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Ghi nhận nỗ lực này, ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê kiêm Tổng Thư ký Hội Doanh nghiệp Chư Sê-đánh giá: Cộng đồng doanh nghiệp được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khắc phục khó khăn để hoạt động và phát triển. Đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê có trên 200 hội viên.
Hiệp hội thực hiện tốt vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tập hợp, đoàn kết, kết nối, hỗ trợ cùng nhau phát triển. Hiệp hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đối thoại với lãnh đạo huyện, các cơ quan chức năng như: kết nối với ngân hàng, liên kết hợp tác phát triển, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện; làm việc với các đối tác…
Hoạt động của hội viên tiếp tục được duy trì, phát triển. Hàng năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Để thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, huyện Chư Sê đã làm tốt công tác quy hoạch, đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Được thành lập từ năm 2017, từ mô hình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh (611 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê) đã dần phát triển. Hợp tác xã đang đầu tư trồng cây dược liệu với diện tích gần 60 ha.
Ông Đào Hùng Sơn-Giám đốc HTX-chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động, HTX nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất lớn của chính quyền địa phương, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh, thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất, tuyển dụng lao động… Đặc biệt, trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, HTX được hướng dẫn tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để ổn định sản xuất. Hiện các sản phẩm dược liệu như: đinh lăng đỏ, hà thủ ô, đẳng sâm, cát cánh… của HTX đều được tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương”.
Hoạt động trong lĩnh vực nuôi chim yến từ hơn 6 năm trước, đầu năm 2019, ông Phạm Tiến Dũng (848 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê) đã quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Yến sào Dũng Nguyệt. Ông Dũng chia sẻ: Được huyện tạo điều kiện hỗ trợ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá thuận lợi. Mọi khó khăn, vướng mắc đều được các cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các quy định của pháp luật để thực hiện cho đúng.
“Khi thành lập doanh nghiệp, tôi có thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các giao dịch mua bán được mở rộng, chủ động xác định ngành nghề kinh doanh, thu hút việc làm, tăng thu nhập”-ông Dũng nói.
Theo Bí thư Huyện ủy Chư Sê, định hướng của huyện trong 5 năm tới là đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, trong đó, công nghiệp và dịch vụ chiếm 72% GDP, nông nghiệp chiếm 28% GDP. Để tiếp tục triển khai Nghị quyết số 11 có hiệu quả, huyện xác định 8 loại cây trồng chủ lực gồm: cây dược liệu; cây có múi; nấm ăn và nấm dược liệu; rau an toàn; hoa; dâu tằm tơ; cà phê sạch và hồ tiêu sạch. Cùng với đó là 3 loại vật nuôi gồm: heo, gà, cá. Riêng về nghề nuôi cá, huyện có tiềm năng dồi dào là mặt nước hồ Ayun Hạ với diện tích 3.700 ha.
“Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh vào 1 trong 2 lĩnh vực cây-con nói trên sẽ được huyện hỗ trợ đầu tư 25-30%/dự án. Huyện xác định mũi nhọn về nông nghiệp là cây dược liệu, vì đất đai rất phù hợp với loại cây này, giá cao và ổn định, sản phẩm không bị hư hỏng”-ông Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo gialai.gov.vn
Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành thành viên của Tập đoàn Đất Xanh

































Vina2 ký hợp tác cùng các đơn vị phân phối dự án 3 mặt tiền ở Quy Nhơn

Dự Án Bến Xe – Nhà Ga Liên Tỉnh Đông Dương Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Tây Nguyên sẽ có tuyến đường sắt đầu tiên nối Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa





































Ông lớn vẫn đổ về đầu tư bất động sản Tây Nguyên







Gia Lai phấn đấu đạt top 20 về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh



Nhiều tín hiệu khởi sắc, bất động sản Gia Lai tăng giá tích cực



































































Nhà đầu tư “đánh bắt xa bờ” - Xu hướng đầu tư dịch chuyển về khu vực Tây Nguyên

Phát triển Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên


Ra mắt dự án đầu tiên được phân lô bán nền tại Gia Lai – Tây Nguyên

Thị trường BĐS Gia Lai tăng trưởng nhờ lợi thế vị trí và tài nguyên


DỰ ÁN CĂN HỘ
DỰ ÁN ĐẤT NỀN
DỰ ÁN NỔI BẬT
Căn Hộ The Light Phú Yên
Căn Hộ I Tower Quy Nhơn
Khu Dân Cư Hòa Lợi
Đất nền Biển Ninh Thuận
Căn hộ Marina Suites
Căn hộ Apec Phú Yên
Căn Hộ SunBay Park
Dự án Hacom Mall Ninh Thuận
Đất nền Khánh Vĩnh
Khu Dân Cư Đồng Mặn
Khu Dân Cư N4 An Nhơn
Khu đô thị Cẩm Văn
Khu đô thị Ân Phú
Dự án TNR Star Đắk Đoa
Thành phố Cà phê