Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku hoàn thành sẽ là “cú hích” quan trọng để phát huy lợi thế về vị trí địa lý của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Bình Định và tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Có thể bạn quan tâm:
- Dự án Thành phố Cà Phê
- Dự án khu dân cư Hà Huy Tập Buôn Ma Thuột
Liên tỉnh Gia Lai – Bình Định – Kon Tum vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chấp thuận đầu tư xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai).
Tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có điểm đầu giao với Quốc lộ (QL) 1 tại huyện Tuy Phước (Bình Định) và tại khoảng km10, tuyến giao với tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại khu vực thị xã An Nhơn (Bình Định), điểm cuối giao tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây tại khu vực TP. Pleiku, hướng đi theo hướng song song với quốc lộ 19 và có chiều dài khoảng 160km.
Đây là tuyến đường cao tốc duy nhất được quy hoạch, kết nối khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Tuyến cao tốc này có quy mô 4 làn xe, với tổng đầu tư dự kiến là 56.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, thu hút từ các thành phần kinh tế với nhiều hình thức như PPP,BOT,BT,BTO.
Giai đoạn một của dự án từ 2021-2025, sẽ có 2 làn xe (giải phóng mặt bằng 4 làn xe) với kinh phí 40.000 tỷ đồng. Giai đoạn hai 2026-2030 sẽ đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch 4 làn xe.
Theo chủ tịch 3 tỉnh Gia Lai – Bình Định – Kon Tum, Bình Định là địa phương có vị trí quan trọng trong việc kết nối với các quốc gia trong khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc – Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua cảng biển quốc tế Quy Nhơn.
Còn tỉnh Gia Lai nằm ở trung tâm vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camphuchia. Thủ tướng Chính phủ đã quy hoạch xây dựng, phát triển vùng Gia Lai tới năm 2035, tầm nhìn tới năm 2050 trở thành trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tỉnh Gia Lai còn có Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nằm giáp với Campuchia được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Cao tốc Gia Lai – Bình Định được triển khai giúp rút ngắn khoảng cách giữa Tây Nguyên & cảng biển quốc tế Quy Nhơn.
Tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có tính chất đặc biệt qua trọng, phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế các tỉnh Gia Lai và Bình Định, tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
Nếu được xây dựng, tuyến đường sẽ tạo trục cao tốc thông qua hệ thống các cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung kết nối biển Đông với khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, đồng thời vươn xa hơn kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar.
Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (cao tốc Bắc – Nam) góp phần hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc Việt Nam. Ngoài ra, tạo điều kiện để 2 tỉnh khai thác quỹ đất dọc đường, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị kết nối, tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương.
Tháng 2/2017, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc đầu tư tuyến cao tốc Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku. Trong đó, giao Bộ GTVT chủ trì, nghiên cứu cập nhật đoạn Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku vào quy hoạch mạng đường cao tốc Việt Nam.
Tháng 10/2019, Bộ GTVT đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó có đoạn Bờ Y – Ngọc Hồi (Kon Tum). Hiện nay, UBND tỉnh Kon Tum đang thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án đầu tư tuyến đường cao tốc Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku theo quy định.
Do vậy, hình thành các tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku và Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku sẽ tạo mạng lưới cao tốc kết nối các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Bình Định, gắn kết các trục đường xuyên Á qua các cửa khẩu với cảng Quy Nhơn, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, hiện đại.
Từ thực tế và tính chất quan trọng của tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, Chủ tịch của 3 tỉnh Gia Lai – Bình Định – Kon Tum đều cho rằng: “việc đẩy nhanh tiến trình đầu tư xây dựng, sớm hình thành tuyến cao tốc Quy Nhơn – TP. Pleiku là hết sức cần thiết. Khi tuyến cao tốc này hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Kon Tum nói riêng và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung nói chung”.
Anh Hồ Diên Nghĩa, một lái xe chuyên chở hàng chạy tuyến Quy Nhơn – TP. Pleiku cho biết, hiện xe chở hàng đi trên QL19 phải mất hơn 5 giờ. Nếu có cao tốc, thời gian và quãng đường sẽ rút ngắn lại, doanh nghiệp và người dân tiết kiệm chi phí mà lại nâng cao hiệu quả sản xuất. “Lúc đó các chi phí như xăng dầu, hao mòn phương tiện và thời gian sẽ giảm rất nhiều” anh Nghĩa nói.
Tổng hợp
Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành viên của Tập đoàn Đất Xanh
Tin bài liên quan:
DỰ ÁN CĂN HỘ
DỰ ÁN ĐẤT NỀN
DỰ ÁN NỔI BẬT
Căn Hộ The Light Phú Yên
Căn Hộ I Tower Quy Nhơn
Khu Dân Cư Hòa Lợi
Đất nền Biển Ninh Thuận
Căn hộ Marina Suites
Căn hộ Apec Phú Yên
Căn Hộ SunBay Park
Dự án Hacom Mall Ninh Thuận
Đất nền Khánh Vĩnh
Khu Dân Cư Đồng Mặn
Khu Dân Cư N4 An Nhơn
Khu đô thị Cẩm Văn
Khu đô thị Ân Phú
Dự án TNR Star Đắk Đoa
Thành phố Cà phê
Download Company Profile mới nhất của Đất Xanh Nam Trung Bộ để hiểu rõ hơn về chúng tôi.
Cơ quan cấp: Sở KHĐT Tỉnh Khánh Hòa
Chính sách bảo mật
© Copyright 2017 – Đất Xanh Nam Trung Bộ
Giới Thiệu – Dự Án – Tin Tức – Tuyển Dụng – Liên Hệ